Kinh nghiệm đổ bê tông tươi ngày nắng nóng! Với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh. Mỗi ngày có đến hàng trăm nghìn công trình được xây dựng lên. Và bê tông tươi là một vật liệu không thể thiếu trong các công trình này. Tuy nhiên khi vào mùa hè nhiệt độ tăng cao trên 35 độ, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi công đổ bê tông tươi. Hãy tham khảo kinh nghiệm dưới đây để đổ bê tông tươi đạt tiêu chuẩn chất lượng trong những ngày nắng nóng.
Trước thời tiết nắng nóng, tính cộng tác của hỗn hợp bê tông sẽ giảm đi nhanh chóng. Điều này khiến cho quá trình thi công đổ bê tông trở nên khó khăn hơn so với những ngày nhiệt độ thường. Nhiều người khi thấy bê tông bị khô thì đã cho thêm nước vào để dễ dàng thi công. Tuy nhiên xét về mặt kỹ thuật thì đây là điều không nên áp dụng. Bởi khi được nhào trộn tại các hệ thống trạm trộn thì đã đảm bảo đủ tỷ lệ cấp phối của bê tông. Khi tới công trình bạn cho thêm nước vào sẽ làm tăng tỷ lệ nước cao hơn so với xi măng, làm giảm cường độ và độ bền của hỗn hợp
Vì vậy một kinh nghiệm cần có để đảm bảo trong giới hạn cho phép, các bạn cần kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ của bê tông tươi.
Khi nhiệt độ cao sẽ làm cho tốc độ đóng rắn của bê tông diễn ra nhanh hơn và làm giảm tính công tác của chúng
Trước tác động của nhiệt độ cao nên sau khi thi công đổ bê tông sẽ làm cho bề mặt của bê tông khô rất nhanh. Nếu không cung cấp đủ nước thì rất dễ bị co ngót, nứt gãy làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Vì thế mà để hạn chế tối đa sự mất nước của bê tông trong những ngày nắng nóng, sau khi đổ các bạn cần tiến hành bảo dưỡng, tạo độ ẩm liên tục cho bề mặt của bê tông.
Kiểm soát nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi
+ Che đậy và tưới ẩm cho bề mặt bê tông
+ Sử dụng nước đá trong quá trình nhào trộn hoặc sử dụng máy làm lạnh nước trước khi đưa vào nhào trộn
+ Làm mát hỗn hợp bê tông với nitơ lỏng
Đổ bê tông
+ Cần đảm bảo thời gian từ lúc sản xuất tới khi thi công là ngắn nhất.
+ Cần thi công nhanh chóng, không trì hoãn
+ Nên làm ẩm ván khuôn, nền trước khi tiến hành đổ
+ Không được phun quá nhiều nước vào nền trước khi đổ để hạn chế việc ứ đọng nước
+ Có thể thi công vào ban đêm thay vì vào ban ngày nắng nóng
+ Sử dụng các loại phụ gia kéo dài thời gian ninh kết của bê tông.
Bảo dưỡng sau khi đổ
+ Cần che chắn bề mặt bê tông cẩn thận để hạn chế ánh nắng trực tiếp của mặt trời vào bề mặt bê tông. Rải một lớp nilon mỏng lên bề mặt bê tông để giữ được lượng nước trong giai đoạn đầu của quá trình thủy hóa
+ Tiến hành phun nước, giữ ẩm cho bề mặt hỗn hợp thường xuyên
+ Nên phun nước dài đều tất cả bề mặt bê tông
+ Phun nước bằng tia nhỏ, theo chu kỳ
+ 7 ngày sau khi đổ tiến hành tưới nước 3 giờ 1 lần. Nên tới 1 lần vào ban đêm
Tháo dỡ cốp pha
+ Giữ nguyên cốp pha cho tới khi cấu kiện bê tông ổn định, đạt tiêu chuẩn.
+ Sau khi đổ khoảng 28 ngày thì bạn có thể dỡ cốp pha
+ Nếu sử dụng bê tông tươi ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại có thể đạt 80% cường độ thiết kế và 100% mác chỉ sau 7 ngày.
+ Hạn chế việc tháo dỡ cốp pha sớm.
+ Trong trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm thì cần chống đỡ các cấu kiện sàn, dầm bằng gỗ hoặc kim loại để đảm bảo an toàn